Bị thu kinh phí bảo trì 2% căn hộ chung cư là đúng không?

Anh nên có ý kiến với phía công ty hoặc có thể nộp đơn ra tòa khởi kiện yêu cầu hoàn trả lại khoản tiền này.
Căn cứ Điều 51 Nghị định 71/2010: Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:

a) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp các khoản kinh phí sau đây:

– Đối với diện tích nhà bán thì phải nộp 2% tiền bán, khoản tiền này được tính vào tiền bán căn hộ hoặc diện tích khác mà người mua phải trả và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán;

– Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.

b) Khoản kinh phí quy định tại điểm a khoản này được trích trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này) và được gửi vào ngân hàng thương mại do Ban quản trị nhà chung cư quản lý để phục vụ cho công tác bảo trì phần sở hữu chung theo quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư;

c) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành mà chủ đầu tư chưa thu 2% tiền bán thì các chủ sở hữu căn hộ chung cư có trách nhiệm đóng góp khoản kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung. Kinh phí đóng góp chỉ được thu khi phát sinh công tác bảo trì và được xác định đối với từng công việc bảo trì cụ thể.

2. Trường hợp kinh phí bảo trì quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu. Trong trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều này chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư khi xây dựng lại nhà chung cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì nhà chung cư sau khi xây dựng lại.

Do anh mua nhà theo chương trình hỗ trợ vay vốn của chính phủ theo thông tư 11/2013 thì tại thời điểm anh ký hợp đồng mua nhà, Luật nhà ở đã có hiệu lực (Tức từ 1/7/2006 tới nay). Theo lập luận đó, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 51 này khoản kinh phí bảo trì 2% này sẽ do chủ đầu tư đóng và được tính vào tiền bán căn hộ hoặc diện tích khác mà người mua phải trả và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán. Như vậy, với việc hợp đồng mua bán của anh có mục ghi rõ giá bán này đã bao gồm phí bảo trì và các loại phí khác đã chỉ ra rằng, việc công ty thu thêm của anh 2% phí bảo trì là sai. Anh nên có ý kiến với phía công ty hoặc có thể nộp đơn ra tòa khởi kiện yêu cầu hoàn trả lại khoản tiền này.

Còn về câu hỏi khi mua nhà vay gói 30.000 tỷ mà giá mua không quá 1.050.000 thì không phải đóng 2% phí bảo trì, có đúng không? Thì câu trả lời là không đúng. Hiện nay thì không có quy định nào nói rằng việc mua nhà trung cư theo gói gói 30.000 tỷ sẽ không phải đóng phí bảo trì 2%. Bởi lẽ khoản phí này được xây dựng nên nhằm làm kinh phí để bảo dưỡng và sửa chữa, bảo trì bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư (Cầu thang, thang máy, hành lang,..v..v). Do vậy, việc mua nhà trung cư theo gói gói 30.000 tỷ sẽ không phải đóng phí bảo trì 2% là không có căn cứ

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *